image banner
Chuyển đổi số cấp xã: Còn nhiều việc phải làm
Lượt xem: 168
Theo Kế hoạch số 49 ngày 30/1/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số năm 2022, tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm chuyển đổi số toàn diện cấp xã, gồm: Cốc Lếu (thành phố Lào Cai); Mường Hoa, Sa Pa (thị xã Sa Pa) và Gia Phú (Bảo Thắng).

Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, việc triển khai chuyển đổi số cấp xã đã được triển khai đồng bộ, nhất là triển khai thành lập tổ công nghệ số cộng đồng thôn, bản. Đây là lực lượng triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận chuyển đổi số, cài đặt và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số.

 Các xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, internet, xóa các vùng lõm sóng viễn thông; đầu tư trang - thiết bị công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn.

anh tin bai

Bộ phận “một cửa” tại UBND xã Gia Phú được đầu tư phục vụ chuyển đổi số.

Các xã, phường, thị trấn đã tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của chính quyền; triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn để người dân tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt…

 Tuy nhiên, qua trao đổi thực tế, việc triển khai chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn nhiều khó khăn và nhiều việc phải làm. Ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Khó khăn lớn nhất là thiếu giải pháp, mô hình tổng thể về chuyển đổi số cho cấp xã, dẫn đến chỉ thực hiện được các bước cơ bản.

 Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số và các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, gồm xây dựng hạ tầng số, giao tiếp với người dân, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu địa phương và các dịch vụ thông minh. Sự vào cuộc và quyết tâm chính trị về chuyển đổi số của lãnh đạo cấp xã còn chưa quyết liệt; nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp. Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Hiện nay, một số xã, thôn, bản trên địa bàn tỉnh, sóng viễn thông còn yếu, thậm chí “trắng sóng”.

Là 1 trong 4 xã, phường được chọn thí điểm chuyển đổi số toàn diện, dù được Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ rất nhiều, nhưng xã Gia Phú (Bảo Thắng) vẫn gặp không ít khó khăn. Ông Lưu Hoàng Điểu, Chủ tịch UBND xã Gia Phú cho biết: Các nội dung về chuyển đổi số đã được triển khai, nhưng mới ở những bước khởi đầu và hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bởi, chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cả xã không có cán bộ công nghệ thông tin, nên khi máy móc, thiết bị trục trặc, không kết nối được mạng internet, xã phải thuê nhân viên kỹ thuật ngoài đến sửa chữa. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được hoạt động của chính quyền xã, ngay như việc kết nối họp trực tuyến với huyện thường xuyên bị gián đoạn. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở nhiều thôn, bản trong xã còn hạn chế.

 Cũng được chọn thí điểm chuyển đổi số toàn diện, xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Tẩn A Lềnh, Chủ tịch UBND xã Mường Hoa cho biết: Hạ tầng, máy móc, thiết bị công nghệ của xã chưa đồng bộ; sóng viễn thông chưa đảm bảo, khiến nhiều hộ ở các thôn như Hầu Chư Ngài, Hang Đá khó kết nối đường truyền. Trình độ dân trí còn hạn chế, bà con chưa hiểu nhiều về chuyển đổi số cũng như chưa thực sự quan tâm đến các dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế, thu nhập không ổn định, nên số dân sử dụng điện thoại thông minh còn ít, dẫn đến khó triển khai các ứng dụng số đến với người dân.

 Sau 1 năm triển khai thí điểm chuyển đổi số toàn diện cấp xã, rõ ràng còn rất nhiều khó khăn đặt ra và cần sớm có giải pháp tháo gỡ. Theo ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, trước hết Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành mô hình tổng thể về chuyển đổi số tại các địa phương nhằm áp dụng hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ đưa ra. UBND các xã, phường, thị trấn cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, thiết thực, gắn với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp bưu chính - viễn thông cần ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng số nói chung. Ngoài ra, cần triển khai hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế số, xã hội số.


 



Nguồn: LCĐT
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập