Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao và thử thách, lúc thuận lợi cũng như khó khăn, trong phẩm chất, cốt cách con người Hồ Chí Minh đều toát lên ý thức về sự tôn trọng Nhân dân. Phẩm chất ấy được Người đúc kết từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta với chân lý “nước lấy dân làm gốc”. Người khẳng định: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân... Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt; dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong.
Trên cơ sở nhận thức “nước lấy dân làm gốc”, ý thức tôn trọng Nhân dân phải luôn gắn chặt những “điều không nên” và những “điều nên” làm. nên làm. Trong 6 điều không nên làm có những điều liên quan đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân nói chung, đồng bào miền ngược nói riêng như: Tín ngưỡng, phong tục,…Người lưu ý cán bộ “không bao giờ sai lời hứa”, “không nên làm hoặc nói điều gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ”. Những điều nên làm cũng liên quan đến công việc thực tế hàng Giữa năm 1948, Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 điều không nên làm và 6 điều ngày, đặc biệt là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”. Làm được như vậy thì dân tin, gốc vững. Mà “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” . Ngay sau cách mạng tháng Tám, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Người cũng luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội. Người kêu gọi “sẻ cơm nhường cáo”, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, thành lập “hũ gạo cứu đói” để cứu dân nghèo và Bác gương mẫu thực hành trước tiên để cán bộ học tập và noi theo.
Người nhấn mạnh: Tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân, vô luận việc gì đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả”. Bác khẳng định: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ” . Theo Người, “nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng… Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Bàn về chữ “Nhân”, Hồ Chí Minh cho rằng “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Bàn về chữ “Thiện”, Người cho rằng “Thiện là tốt đẹp. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.
Bác nhấn mạnh: Muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Dân chúng tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” . Đồng thời Người cũng chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong” .
Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, Người cho rằng ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của Nhân dân. Bác khẳng định: Tôn trọng Nhân dân có nhiều cách, “không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa cólễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực vật lực của dân, khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân”.
Những chỉ dẫn quý báu của Bác Hồ về ý thức tôn trọng Nhân dân đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự sâu sắc. Để nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân, yếu tố quan trọng và có ý nghĩa mở đường chính là ý thức tôn trọng Nhân dân, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Vận dụng lời dạy của Người, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong tỉnh có thể rút ra nhiều bài học quý về sức mạnh của Nhân dân, sự tham gia, hỗ trợ của người dân trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Và trên tất cả, đó là tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để nêu cao tinh thần trách nhiệm, trước hết cần tôn trọng Nhân dân, từ sửa đổi lề lối làm việc, tác phong, phong cách công tác, từ đó quyết tâm khắc phục tình trạng làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ vi phạm, sợ chịu trách nhiệm. Phát huy tinh thần “7 dám” trong thực hiện nhiệm vụ với thông điệp: Hành động vì lợi ích chung, dù việc lớn hay việc nhỏ đều đáng trân trọng như nhau./.