image banner
Bản lĩnh nhà báo
Lượt xem: 2845

Một số người hay nói đùa rằng “Báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư” lời nói đó xuất phát từ 2 phía: Thứ nhất từ một số những người cầm bút viết báo nghĩ rằng mình có quyền “nhảy” vào bất kỳ lĩnh vực nào để điều tra, do không hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất sự việc nên nghĩ đâu cũng có sai sót, sinh ra ảo tưởng quyền lực, mà một khi đã sinh ra ảo tưởng sẽ dễ làm cho con người ta cuốn theo cái thứ “quyền lực” hão huyền ấy; cá biệt có phóng viên lợi dụng việc làm sai của đơn vị mà “làm luật” nên mới có hiện tượng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” và có người đã bị các cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang nhận tiền từ các đơn vị, doanh nghiệp; thậm chí một số báo cũng bị đình bản không cho phép hoạt động. Thứ hai: Một số đơn vị, doanh nghiệp do làm sai khi bị nhà báo phanh phui rất lo sợ nên tìm cách “bịt miệng” nhà báo. Nếu nhà báo “lòng không trong” thì sự việc lại chìm vào quên lãng. 

anh tin bai

Thực tế báo chí chỉ là một kênh cung cấp thông tin cho độc giả, truyền tin đến đám đông, tạo nên dư luận xã hội chứ báo chí không thể ra lệnh cho ai được nên không thể gọi đó là cơ quan quyền lực thứ tư được.

Vậy nên, khi đã chọn nghề báo thì cũng có nghĩa rằng bạn phải trải qua quá trình thử thách và rèn luyện. Rèn luyện để cho mình viết hay hơn, viết để lắng đọng lại trong người đọc, tạo cho mình một thói quen viết “có gu”, như Bác Hồ sinh thời từng căn dặn các nhà báo trước khi đặt bút xuống trang giấy, người viết cần tự mình thật sáng tỏ, ta “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”[1]. Để “bút danh” của bạn có trong lòng bạn đọc thì nhà báo nhất thiết phải tìm tòi, khám phá, một thế giới thực tiễn phong phú đang chờ bạn, nó sinh động, mới mẻ, hấp dẫn và cuốn hút lắm….!. Đồng thời Bác cũng căn dặn nhà báo “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng”[2] mỗi nhà báo giống như một chiến sỹ khi biết dùng ngòi bút sắc sảo của mình. Nên nhớ chê bai rất dễ, nhưng chỉ ra cho họ biết cách làm đúng, cách giải quyết tồn tại mới là điều trân quí. Rèn luyện để bản thân mình vượt qua được cám dỗ của vật chất để không bỏ qua sai trái, khi đó mới trở thành một nhà báo “lòng trong, bút sắc” như cố nhà báo Hữu Thọ từng quan niệm. Đó là những “cửa ải” không phải dễ dàng vượt qua để trở thành Nhà báo chân chính.

Cũng mừng vì bao năm qua báo chí nước nhà đã có rất nhiều cống hiến vì sự nghiệp chung, nhưng cũng thấy đôi chút ngậm ngùi vì đây đó vẫn còn không ít “sạn”. "Sạn" đó sẽ chỉ mất đi khi những người cầm bút thực sự không để sự ảo tưởng choán ngợp tâm hồn mình. Thay vào đó nhất thiết phải là thứ “bản lĩnh nghề” được rèn rũa, được thử lửa và được “va đập” trong môi trường thực tiễn. Nhà báo phải chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình, bởi đó là đứa con tinh thần do mình thai nghén để sinh nó ra và chính họ sẽ rất tự hào khi được xướng danh “Nhà báo” và càng trân trọng hơn khi mỗi nhà báo tạo cho mình một “thương hiệu” riêng lưu danh muôn đời.



[1] Phát biểu tại Đại hội lần II Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1959.

[2] Phát biểu tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1962

TS. Dương Đức Huy, UVBTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập