image banner
Kỳ 2: Quá trình 75 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 389
Qua 75 năm được tôi luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm tốt vai trò lãnh đạo Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc.

 

>>> Kỳ 1: Thành lập Ban cán sự Đảng Lào Cai, tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lào Cai ngày nay

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thành lập có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trong phong trào cách mạng ở Lào Cai. Từ đây phong trào cách mạng ở Lào Cai chính thức có một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lãnh đạo dẫn dắt, đưa cách mạng của Lào Cai hòa vào dòng thác cách mạng của cả dân tộc hướng theo mục tiêu lý tưởng của Đảng; đồng thời phong trào cách mạng ở Lào Cai đã có sự chủ động xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị kháng chiến trường kỳ.

1. Giải phóng Lào Cai lần thứ hai (1/11/1950)

Đầu năm 1947, sau khi đánh chiếm xong Tây Bắc, thực dân Pháp tuyển mộ thêm binh lính xây dựng thêm các đồn bốt, tổ chức các đơn vị ngụy binh là người dân tộc Thái, bắt liên lạc với các thổ ty và những tên phản động cũ ở Lào Cai chuẩn bị lực lượng tấn công Lào Cai, làm bàn đạp bao vây căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/10/1947 địch chiếm Bát Xát; ngày 17/10/1947 chiếm Sa Pa; ngày 28/10/1947 chúng chiếm được thị xã Lào Cai. Trước tình hình trên, các cơ quan trong tỉnh và trung đoàn chủ lực địa phương đã rút xuống Phố Lu (Bảo Thắng). Trụ sở Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính tỉnh rời về Bảo Nhai (Bắc Hà).

Trung tuần tháng 12/1947, chiến dịch Việt Bắc đã kết thúc, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp bị phá sản buộc chúng phải thay đổi chiến lược sang đánh kéo dài với ta. Với âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”, chúng đã thành lập khu quân sự Tây Bắc, dưới có các phân khu và các xứ. Tỉnh Lào Cai nằm trong kế hoạch xây dựng “Xứ Nùng tự trị” của thực dân Pháp.

Tháng 3/1948, thực hiện chủ trương của Liên khu 10, tỉnh Lào Cai thành lập “Ban Xung phong Quyết thắng” vào vùng địch hoạt động. Ngày 2/4/1948, tại chân đèo Mận thuộc Làng Già (xã Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), Tỉnh đội bộ dân quân (tiền thân của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai ngày nay) được thành lập. Tiếp đó các đội võ trang tuyên truyền được ra đời lên đường vào vùng địch phối hợp hoạt động với Ban Xung phong Quyết thắng. Do có chủ trương biện pháp đúng đắn, lại được đồng bào các dân tộc trong vùng địch nhiệt tình hưởng ứng, chỉ sau một thời gian ngắn, cơ sở kháng chiến của ta đã phát triển mạnh ở nhiều nơi trong tỉnh. 

Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai là Chi bộ Cam Đường (lúc đó thuộc huyện Bảo Thắng) được thành lập ngày 10/10/1948, lúc đó phong trào kháng chiến trong quần chúng ở huyện Bảo Thắng phát triển mạnh mẽ, xã Cam Đường là nơi có phong trào khá mạnh, vì vậy Cam Đường đã được tỉnh chọn để xây dựng khu căn cứ địa cách mạng và ở đây xuất hiện nhiều quần chúng ưu tú trung kiên xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhằm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Lào Cai “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng địch hậu”, Chi bộ nông thôn Cam Đường ra đời đáp ứng sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn - một địa bàn có phong trào chống Pháp đang phát triển mạnh (trước đó huyện Bảo Yên có Chi bộ Điện Long được thành lập tháng 5/1948, Chi bộ Lương Sơn và Xuân Kỳ Vi Thượng thành lập tháng 8/1948 (sớm hơn Chi bộ Cam Đường), tuy nhiên thời điểm đó huyện Bảo Yên chưa trực thuộc tỉnh Lào Cai).

2. Chiến dịch Lê Hồng Phong I

Cuối năm 1949, thực dân Pháp ở phân khu Lào Cai tập trung củng cố phòng tuyến, cố thủ đồn Phố Lu, tiếp tục mở những đợt càn quét ra những nơi có cơ sở của ta, đặc biệt là vùng thị xã Lào Cai. Trước tình hình đó, đầu năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị mở chiến dịch Tây Bắc (chiến dịch Lê Hồng Phong I) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm tan rã khối nguỵ binh, phá vỡ phòng tuyến, cô lập phân khu Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng căn cứ Tây Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Ban Chấp hành Đảng bộ Lào Cai xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch Lê Hồng Phong… Mở rộng khu tự do, phá tan hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền của địch”. Ngày 8/2/1950, Chiến dịch Lê Hồng Phong I mở màn, các đơn vị vũ trang của ta tiến công vào chiếm lĩnh trận địa, ta đã thu được thắng lợi lớn. Ngày 15/3/1950, Chiến dịch Lê Hồng Phong I kết thúc, thắng lợi của chiến dịch đã tạo điều kiện thuận lợi để ta tiến lên giải phóng Lào Cai. Ngày 1/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư khen ngợi và động viên anh em thương binh đã tham gia chiến dịch Lê Hồng Phong I.

3. Chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II và giải phóng Lào Cai

Tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới (mang tên Chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II) nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, khai thông đường giao lưu quốc tế, mở rộng căn cứ Việt Bắc. Địa bàn tác chiến thuộc hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai được chọn là hướng nghi binh. Ngày 12/9/1950, lực lượng tham gia chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II đã đồng loạt tấn công địch trên mặt trận Lào Cai, quân ta liên tiếp thu được thắng lợi. Ngày 20/9 giải phóng Bắc Hà. Ngày 22/9 giải phóng Lùng Phình. Ngày 27/9 giải phóng Si Ma Cai. Ngày 25/10 giải phóng Phố Mới. Ngày 27/10 giải phóng Cam Đường. Ngày 1/11 giải phóng thị xã Lào Cai. Ngày 3/11 giải phóng Sa Pa. Ngày 4/11 giải phóng Bát Xát. Ngày 5/11 giải phóng Bình Lư. Ngày 11/11 giải phóng Mường Khương. Ngày 12/11 giải phóng Phong Thổ. Chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II đã hoàn toàn thắng lợi. Trừ khu vực Mường Khương và Pha Long, toàn bộ tỉnh Lào Cai được giải phóng. Ở Yên Bái, thực dân Pháp hoảng sợ rút chạy khỏi Võ Lao, Dương Quỳ (Văn Bàn).

Chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II kết thúc thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn giải phóng, mở ra một bước ngoặt trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, đồng thời phá tan âm mưu lập “Tỉnh Nùng”, “Tỉnh Thái” tự trị và ý đồ phong toả biên giới của thực dân Pháp. Thắng lợi đó còn thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ Lào Cai và tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của lực lượng vũ trang Nhân dân ta. Để kịp thời động viên Nhân dân các dân tộc Lào Cai, ngày 27/11/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi và căn dặn đồng bào, cán bộ và chiến sĩ các lực lượng vũ trang Lào Cai, trong thư Người đã kịp thời động viên, cổ vũ Đảng bộ và Nhân dân Lào Cai tiếp tục vươn lên thực hiện những nhiệm vụ trước mắt sau ngày giải phóng.

4. Lào Cai phối hợp thực hiện 5 chiến dịch tiễu phỉ

Chiến dịch Biên giới năm 1950 làm cho thực dân Pháp bị thất bại nặng nề, buộc chúng phải thay đổi chiến lược chiến tranh. Được sự tiếp tay của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp tiến hành thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt” ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bọn thực dân, đế quốc dựa vào lực lượng các thổ ty phản động để xây dựng lực lượng phỉ và tiến hành gây phỉ. Thực hiện âm mưu trên, thực dân Pháp triệu tập những tên tay sai, thổ ty phản động về Hà Nội huấn luyện rồi tung về vận động thành lập lực lượng thổ phỉ. Do sự giác ngộ cách mạng trong đồng bào vùng cao còn hạn chế nên chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng phỉ các huyện vùng cao Lào Cai phát triển nhanh chóng.

Âm mưu gây phỉ là một bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp - đế quốc Mỹ và nhiệm vụ tiễu phỉ vẫn nằm trong nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đảng bộ tỉnh Lào Cai xác định đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Vừa giải phóng Lào Cai khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp, quân và dân Lào Cai lại phải bước ngay vào cuộc tiễu phỉ, đây chính là nét đặc thù của cách mạng Lào Cai. Để thống nhất lãnh đạo chống âm mưu gây phỉ của thực dân, đế quốc, Đảng bộ Lào Cai đã tổ chức Đại hội toàn thể đảng viên của Đảng bộ lần thứ I (tiến hành từ ngày 12 đến ngày 18/4/1951 tại Phố Mới, thị xã Lào Cai): Dự Đại hội có 46 đại biểu. Tại Đại hội, 11 đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ (trong đó có 9 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết), đồng chí Hoàng Quy được bầu làm Bí thư. Đại hội chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tập trung cho công tác tiễu phỉ, ổn định đời sống Nhân dân. Thực hiện chủ trương do Đại hội đề ra, Đảng bộ tỉnh đã xác định: Công tác tiễu phỉ ở biên giới là một nhiệm vụ quy mô, lâu dài; vấn đề căn bản là phải gấp rút xây dựng bộ đội địa phương, xúc tiến gây cơ sở quần chúng và phối hợp chặt chẽ giữa quân, dân, chính, giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương để tiễu phỉ; triệt để làm “vườn không nhà trống”, giải thích cho Nhân dân biết hành động dã man của thổ phỉ và tích cực tham gia chống phỉ.

Từ năm 1950 đến năm 1955, Tỉnh ủy Lào Cai đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi 5 chiến dịch tiễu phỉ với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ. Kết quả ta đã giải phóng toàn bộ các vùng bị phỉ chiếm đóng, xây dựng, củng cố được chính quyền và lực lượng dân quân du kích trong các khu vận động. Đối với cán bộ, bộ đội, qua thời gian vận động đã trưởng thành một bước dài về lập trường tư tưởng và về chiến thuật, kỹ thuật tiễu phỉ, về công tác vận động quần chúng ở vùng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, đến tháng 5/1955 lực lượng phỉ vẫn còn lại 114 tên hoạt động lén lút. Mặc dù địch không còn khả năng gây ra những vụ phỉ lớn như những năm trước, nhưng chúng vẫn ngấm ngầm phá hoại và vẫn có thể lợi dụng những sơ hở của ta để gây rối. Thắng lợi của công cuộc tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đã đập tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là dùng người Việt để gây dựng lực lượng chờ thời cơ tiến công chống phá cách mạng. Thắng lợi này đã khẳng định chủ trương, phương châm tiễu phỉ của Trung ương và của tỉnh là hết sức đúng đắn. Với phương châm quân sự, chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự là áp lực, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân, chúng ta đã kết hợp được sức mạnh vũ lực của bộ đội chính quy với đấu tranh chính trị mềm dẻo tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tư tưởng chỉ đạo chung là phải giải quyết triệt để vấn đề phỉ.

Đi đôi với công tác tiễu phỉ, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; trong khi thực hiện các chiến dịch, Tỉnh uỷ Lào Cai đã chú trọng lãnh đạo công tác tiếp thu vùng mới giải phóng, vì vậy các đơn vị bộ đội tiến đến đâu, các cán bộ ta đã tiếp quản đến đó, thành lập chính quyền của Nhân dân, giúp đỡ Nhân dân phục hồi sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống. Đối với nạn đói đang đe dọa một số vùng mới giải phóng, ta đã động viên phong trào Nhân dân tự cứu, tương trợ giúp đỡ nhau, đồng thời cho dân vay thóc cứu đói, những diện tích trước đó bị bỏ hoang được chính quyền vận động được khôi phục,... Đảng bộ chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất thủ công ở địa phương theo hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lấy sản xuất nông cụ làm trọng tâm; công tác tài chính, tín dụng được quan tâm phát triển,... đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng lên tạo được sự tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Mặc dù đã huy động sức người, sức của phục vụ các chiến dịch tiễu phỉ ở địa phương, tỉnh Lào Cai cũng đã đóng góp vào Chiến dịch Điện Biên Phủ 89.215 công người, 25.934 công ngựa thồ, 2.700 công thuyền, 511 xe trâu kéo và 615 xe đạp thồ và sửa chữa 38 km đường Lào Cai đi Sa Pa với 16 chiếc cầu lớn, nhỏ, góp phần vào thắng lợi của toàn chiến dịch.

Một giai đoạn mới cho cách mạng địa phương đã được mở ra, giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến, toàn tỉnh bước vào thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

5. Lào Cai khôi phục kinh tế, ổn định xã hội (1954-1957)

 Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, ngày 21/7/1954 Hội nghị Giơnevơ đã tiến hành ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương. Ngày 27/7/1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời dưới quyền kiểm soát của đế quốc Mỹ và tay sai.

Từ ngày 5 đến ngày 7/9/1954, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết vạch rõ những đặc điểm của thời kỳ mới và đề ra nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam - Bắc; nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, tăng cường sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân.

Cũng như nhiều địa phương trên miền Bắc, Đảng bộ và Nhân dân Lào Cai bắt tay vào tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống Nhân dân. Nhiệm vụ đầu tiên của Đảng bộ là lãnh đạo khôi phục nền sản xuất nông nghiệp, tập trung giải quyết nạn đói, đảm bảo lương thực cho Nhân dân. Tỉnh uỷ vận động Nhân dân tăng gia sản xuất tự giải quyết nạn đói, thực hiện 10 chính sách khuyến khích sản xuất, tích cực khai hoang, phục hoá và điều chỉnh ruộng đất cho nông dân; chú trọng công tác động viên chính trị trong quần chúng Nhân dân, từng bước đưa nông dân vào làm ăn tập thể như: Thành lập tổ đoàn kết, tổ đổi công theo từng thời vụ, đến năm 1956 toàn tỉnh xây dựng được 1.600 tổ, đây là cơ sở quan trọng để tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp sau này. Công tác tài chính, tín dụng, thương nghiệp được quan tâm, ngân hàng tạo điều kiện cho Nhân dân vay vốn để mua vật tư nông nghiệp. Nhà nước cho phép Nhân dân khai thác lâm sản để tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ những biện pháp trên, đến năm 1956 sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 24.884 tấn (ngô, thóc), vượt mức năm 1955 cả về năng suất, sản lượng, bình quân lương thực theo đầu người đạt 328 kg/năm vào năm 1957. Về công nghiệp, đầu năm 1955, trên cơ sở tiếp quản vùng mỏ Apatit từ thực dân Pháp, Nhà nước đã tiến hành mở rộng thăm dò và khai thác mỏ Apatit (Cam Đường). Năm 1957, nhà máy điện Lào Cai, thuỷ điện Sa Pa, Đài vật lý địa cầu Sa Pa đã được xây dựng. Đến cuối năm 1957, mỏ Apatit được khai thác bằng máy móc với quy mô lớn. Công nghiệp Lào Cai đã bắt đầu được phục hồi và đi vào sản xuất. Đối với giao thông vận tải, ta đã mở mang, nâng cấp được hàng trăm km đường giao thông cả đường sắt và đường bộ. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được hoàn thiện và sử dụng. Mạng lưới giao thông địa phương được sửa chữa và mở rộng. Về thương nghiệp, việc quản lí các mặt hàng và các hộ buôn bán kinh doanh, chống đầu cơ tích trữ được thực hiện tốt. Thương nghiệp quốc doanh bước đầu đã hình thành, chiếm khoảng 50% tổng mức bán lẻ toàn xã hội. Với kết quả đó đã góp phần tích cực ngăn chặn khuynh hướng tư bản tự phát, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động cải tạo XHCN. Đối với văn hoá - xã hội: Phong trào “bình dân học vụ” thanh toán nạn mù chữ được triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống các trường phổ thông từng bước được phát triển và mở rộng. Phong trào học tập văn hóa ở nhiều nơi rất sôi nổi, điển hình như huyện Bảo Thắng, đến cuối năm 1957, toàn huyện chỉ còn 20% số người không biết chữ. Về công tác y tế, năm 1957 toàn tỉnh đã củng cố được 85 phòng, ban và xây dựng mới 123 phòng, ban y tế; nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi. Tỉnh đã cung cấp nhiều thuốc men, dụng cụ y tế phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân.

Công tác xây dựng hệ thống chính trị: Cuối năm 1954, toàn tỉnh có 30 chi bộ với 320 đảng viên, trong 3 năm khôi phục kinh tế, số lượng đảng viên không ngừng tăng lên và chất lượng cũng được nâng cao. Các tổ chức chính quyền, đoàn thể, lực lượng dân quân du kích, công an được củng cố, các ngành chuyên môn được kiện toàn. Trong thời kỳ này, Đảng bộ Lào Cai đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Kịp thời trấn áp những phần tử xấu có hành động phá hoại sự nghiệp cách mạng. Tất cả những thành tựu trên đã tạo tiền đề để Lào Cai tiếp tục tiến hành nhiệm vụ chính trị ở giai đoạn cách mạng tiếp theo.

6. Công cuộc cải cách dân chủ, xây dựng quan hệ sản xuất mới (1958-1960)

 Sau thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định công việc tiếp theo là phải từng bước tiến hành cải cách dân chủ, cải tạo XHCN để mang lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ II (tiến hành từ ngày 16 đến ngày 28/3/1959 tại thị xã Lào Cai): Diễn ra trong hoàn cảnh miền Bắc đang tiến hành cải tạo và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dưới sự kiểm soát của Mỹ - Diệm. Trung ương Đảng họp hội nghị 14 (khóa II) đề ra nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và Nghị quyết 15 (khóa II) đề ra nhiệm vụ chính trị cho cách mạng miền Nam. Ở Lào Cai, cuộc vận động cải cách dân chủ  kết hợp với xây dựng hợp tác xã và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh bắt đầu được tiến hành. Dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ II có 69 đại biểu; Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 21 đồng chí là ủy viên chính thức và 5 đồng chí là ủy viên dự khuyết, đồng chí Hoàng Trường Minh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội đã thông qua phương hướng nhiệm vụ trong hai năm 1959 - 1960 là: Hoàn thành cải cách dân chủ, đẩy mạnh cải tạo XHCN.

Lào Cai là một tỉnh có nhiều ngành kinh tế, nhưng nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, vì vậy trong công cuộc cải tạo XHCN, tỉnh xác định là lấy cải tạo nông nghiệp là chủ yếu. Tỉnh uỷ đã đặt nhiệm vụ xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã là nhiệm vụ hàng đầu có tính chất quyết định nhất trong cải cách dân chủ. Trong hơn một năm thực hiện nhiệm vụ cải cách dân chủ, thế lực địa chủ, thổ ty ở Lào Cai đã bị đánh đổ. Trong ba đợt phát động, ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua, nhập hiến được 311 ha ruộng đất, 94 ha nương, 620 con trâu, 189 con ngựa, 101 con bò và hàng vạn tấn lương thực chia cho 1.565 hộ nông dân. Với kết quả trên, ta đã thủ tiêu được giai cấp phong kiến bóc lột, đồng thời nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng cho quần chúng Nhân dân, thực hiện được khẩu hiệu “người cày có ruộng” tạo điều kịên thuận lợi để tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp. Đối với Phong trào hợp tác hoá: Từ năm 1958, công cuộc vận động xây dựng hợp tác xã được chia làm 3 đợt: Đợt 1: Xây dựng hợp tác xã ở các xã vùng thấp, kết hợp làm thí điểm ở một số xã vùng giữa và vùng cao. Đợt 2: Tiến hành các xã vùng giữa và vùng cao. Đợt 3: Xây dựng hợp tác xã ở những xã còn lại. Sau 3 đợt vận động, toàn tỉnh đã có 1.249 tổ đổi công với 10.539 hộ nông dân. Công cuộc cải tạo XHCN có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống Nhân dân.

Về công tác củng cố hệ thống chính trị: Thời kỳ này được Đảng bộ đặc biệt coi trọng, đến cuối năm 1957, toàn tỉnh có 43 chi bộ gồm 455 đảng viên (có 83 đảng viên là người dân tộc thiểu số), trong đó có 29 chi bộ cơ quan gồm 266 đảng viên, 5 chi bộ công trường, xí nghiệp gồm 91 đảng viên, 7 chi bộ xã, 2 chi bộ thị xã, thị trấn gồm 98 đảng viên, đến cuối năm 1960 tổng số đảng viên của Đảng bộ tăng lên 1.963 người.

Trong giai đoạn này tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tích quan trọng như: Năm 1959 được Phủ Thủ tướng khen ngợi về thành tích sản xuất và thu mua; năm 1960 do năng suất lúa chiêm của tỉnh xếp thứ 2 trên miền Bắc, hai hợp tác xã Làng Dạ, Sẻn Thèn Phàng được Trung ương tặng thưởng Huân chương và Bằng khen; năm 1959 huyện Mường Khương được khen thưởng về thành tích sản xuất và xây dựng; năm 1959 phong trào dân quân du kích Lào Cai được Trung ương đánh giá là tỉnh khá nhất và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; đặc biệt, ngày 23-24/9/1958 Nhân dân các dân tộc Lào Cai đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ đến thăm tỉnh Lào Cai. Năm 1959 được tin công nhân Mỏ Apatit Lào Cai hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1958, Bác Hồ đã viết thư khen công nhân mỏ và cán bộ mỏ Apatit vào tháng 1/1959, lá thư đề “Thư gửi công nhân và cán bộ Apatit Lào Cai”, trong thư Bác khen cán bộ và công nhân mỏ Apatit đã làm đúng lời hứa với Bác, thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch.

7. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965)       

Từ ngày 8 đến ngày 10/2/1961 tại thị xã Lào Cai đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III, Đại hội được tiến hành trong hoàn cảnh ở miền Nam Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, cách mạng miền Nam đã có một tổ chức chính trị để tập hợp rộng rãi quần chúng Nhân dân làm thất bại chiến tranh “đơn phương” của Mỹ - Diệm. Lúc này đế quốc Mỹ bắt đầu chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Tỉnh Lào Cai đã hoàn thành cuộc vận động cải cách dân chủ và đang tiến hành phong trào hợp tác hóa. Dự Đại hội có 153 đại biểu; Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 26 đồng chí (trong đó có 5 đồng chí là ủy viên dự khuyết), đồng chí Hoàng Trường Minh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV (tiến hành từ ngày 24 đến ngày 26/6/1963 tại thị xã Lào Cai): Diễn ra trong hoàn cảnh ở miền Bắc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang được thực hiện khẩn trương, phong trào hợp tác hóa đang phát triển mạnh mẽ; ở miền Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã có bước phát triển mới, đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng làm tan vỡ cơ bản hệ thống “ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm và làm phá sản chiến tranh “Đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Ở Lào Cai, Nhân dân đang ra sức lao động sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch 5 năm và làm tốt công tác đón đồng bào miền xuôi lên khai hoang phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. Dự Đại hội có 160 đại biểu; Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 23 đồng chí (trong đó có 2 đồng chí là ủy viên dự khuyết), đồng chí Hoàng Trường Minh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Giai đoạn này tỉnh Lào Cai bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 -1965). Về nông nghiệp: Tỉnh ủy chủ trương củng cố, phát triển HTX, hoàn thành quan hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, từng bước thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng theo phương châm phát triển vững chắc; chú trọng giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi, phấn đấu nâng cao mức sống của người dân.

Trong giai đoạn 1961 -1965, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 500 hợp tác xã nông nghiệp với hàng vạn số hộ tham gia. Công tác cải tiến kỹ thuật trong sản xuất được các địa phương đặc biệt chú trọng. Cán bộ trong các ban quản trị hợp tác xã đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, do đó chất lượng quản lý hợp tác xã được nâng lên. Phong trào khai hoang, thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh. Năm 1965, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đã đạt 36.412 tấn, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh và tỉnh Lào Cai trở thành tỉnh dẫn đầu các tỉnh miền núi về sản xuất nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã. Về công nghiệp, thủ công nghiệp: Là địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản quý như apatít, sắt, đồng... nên thời kỳ này tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác mỏ, đưa mỏ Apatit đi vào sản xuất ổn định. Đồng thời tiến hành thăm dò, xác định trữ lượng các mỏ: Đồng Sin Quyền, sắt Khe Lếch, mỏ mica Bảo Thắng,... các xí nghiệp như đường, rượu, giấy, cơ khí và chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm cũng lần lượt được ra đời. Nhà máy điện Lào Cai không chỉ cung cấp điện cho hai thị xã và khu vực mỏ Apatit mà còn xuất khẩu một phần điện năng sang thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc). Giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm liên tục tăng. Về văn hoá - xã hội: Mạng lưới trường phổ thông các cấp đã hình thành, Trường Sư phạm cấp I mở rộng quy mô đào tạo, Trường Sư phạm cấp II được thành lập năm 1963. Đến năm 1965, số học sinh phổ thông của tỉnh tăng lên 7.200 em, tăng gấp 2 lần so với năm 1960. Đời sống tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện, đến năm 1965, tỉnh đã có 5 đội chiếu bóng lưu động phục vụ được trên 100 xã trong tỉnh. Các hủ tục đã được hạn chế, phong trào xây dựng nếp sống mới được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Về công tác xây dựng Đảng: Đầu năm 1963, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xây dựng đề án “Xây dựng đảng bộ “bốn tốt” và xây dựng chi bộ “bốn tốt” và tiến hành việc tổ chức quán triệt quan điểm, tư tưởng cho đảng viên, chuẩn bị tốt các điều kiện tiến hành cho các tổ chức cơ sở Đảng đăng ký phấn đấu. Cuối năm 1963, đã có 188 chi bộ Đảng đăng ký phấn đấu trở thành chi bộ “bốn tốt”, trong đó 75 chi bộ đạt yêu cầu và được công nhận. Chuyển biến bước đầu của cuộc vận động xây dựng chi đảng bộ “bốn tốt” là chất lượng lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng được nâng cao. Số đảng viên loại tốt và khá toàn tỉnh năm 1963 đạt 62,2%, trung bình 31,8%, yếu kém còn 5,4%; tổng số chi bộ của toàn tỉnh tăng lên 257; năm 1964, có 283 chi bộ, gồm 3.905 đảng viên và tất cả các xã trong tỉnh đều đã có đảng viên.

Như vậy, từ 1961 đến 1965, Nhân dân Lào Cai đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tạo sự chuyển biến mọi mặt ở địa phương. Thắng lợi đó đã tạo cơ sở chính trị, tinh thần và vật chất để Lào Cai tiếp tục vươn lên giành những thành tựu mới.

8. Lào Cai góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1970)

Lào Cai là một tỉnh miền núi, biên giới, có vị trí trí chiến lược quan trọng. Mục tiêu gây chiến tranh phá hoại đối với Lào Cai của đế quốc Mỹ là nhằm ngăn chặn sự giúp đỡ của quốc tế cho tiền tuyến qua Lào Cai, đồng thời gây tâm lý hoang mang dao động trong nhân dân và phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của một tỉnh cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc.

Để thực hiện được âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá các trục đường giao thông quan trọng và các trọng điểm kinh tế như nhà máy điện, mỏ Apatit… Ngày 11/7/1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Lào Cai. Trong suốt 4 năm (từ 1965 đến 1968) đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1.400 lần máy bay xâm phạm vùng trời Lào Cai. Chúng tập trung bắn phá, ném bom vào các mục tiêu giao thông, tụ điểm dân cư: ga Phố Mới, ga Pom Hán, cầu Nậm Tôn (Bắc Hà), cầu Nhò, cầu Làng Giàng (Bảo Thắng), cầu Bùn (Bảo Yên); chúng còn tiến hành ném bom xuống cả bệnh viện, trường học, khu dân cư..., hầu như ngày nào cũng có máy bay Mỹ ném bom xuống địa bàn Lào Cai.

Giữa năm 1965, Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ trong tình hình mới. Nghị quyết đã nêu lên những nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh là: Xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân địa phương làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Năm 1966, Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Chỉ thị số 98-CT/TU ngày 10/6/1966 về xây dựng làng, bản và xã chiến đấu; Chỉ thị số 101-CT/TU ngày 16/8/1966 về tăng cường công tác phòng, chống âm mưu mới của đế quốc Mỹ. Tỉnh đã vận dụng triệt để quan điểm chiến tranh Nhân dân, quốc phòng toàn dân để đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đối với phát triển sản xuất, Lào Cai đã đề ra ba mục tiêu phát triển kinh tế: Đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương; phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Đồng thời tiến hành ba cuộc cách mạng (Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá) đi đôi với sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh biên giới và ra sức chi viện cho tiền tuyến.

Ngày 1/4/1970, tại thị xã Lào Cai, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V được tiến hành. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trên đà thắng lợi, chiến lược chiến tranh “Cục bộ” của đế quốc Mỹ đã bị phá sản, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Ở miền Bắc, Mỹ tăng cường đánh phá bằng không quân, Nhân dân miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vừa ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời, cả nước đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ở Lào Cai, toàn tỉnh đang tập trung củng cố đời sống, sản xuất ở vùng cao, đồng thời cùng cả nước tiến hành 3 cuộc cách mạng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 29 đồng chí (có 2 ủy viên dự khuyết), đồng chí Hoàng Trường Minh tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) đã ngày đêm trực chiến bám sát trận địa và chiến đấu hết sức kiên cường, dũng cảm. Ngay từ những ngày đầu tiên, quân dân Lào Cai đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Đây là chiến công đầu tiên, có ý nghĩa to lớn trong việc động viên nhân dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 1969 đến 1972, mặc dù đế quốc Mỹ không tiến hành chiến tranh phá hoại đối với Lào Cai nhưng máy bay trinh sát của chúng vẫn thường xuyên hoạt động trên địa bàn tỉnh, thả nhiều truyền đơn, hàng tâm lý chiến xuống các xã Y Tý, Trịnh Tường (Bát Xát). Hưởng ứng Lời kêu gọi ngày 16/4/1972 của Trung ương Đảng và Bản Tuyên bố ngày 26/10/1972 của Chính phủ, quân dân Lào Cai sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu đầy thử thách với một niềm tin thắng lợi. Các tổ chức Đảng, Chính quyền và Nhân dân ở cơ sở khẩn trương chuyển hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Các kho tàng, cơ sở sản xuất một lần nữa được sơ tán đến các nơi an toàn để tiếp tục phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống và nhiệm vụ chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tỉnh Lào Cai đã có 18.749 thanh niên nam nữ đăng ký tình nguyện lên đường chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam. Thời kỳ này Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã thành lập các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, trong đó thành lập hai tiểu đoàn mang tên Hoàng Liên Sơn I (gồm 150 chiến sĩ, ngày 12/2/1968 đơn vị lên đường vào Nam chiến đấu, mang phiên hiệu PR27) và Hoàng Liên Sơn II (có 497 chiến sĩ, ngày 6/2/1969 lên đường vào Nam chiến đấu, mang phiên hiệu 21.15-P2X9). Trong quá trình tham gia chiến đấu, 100% chiến sĩ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn I và 60% chiến sĩ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ.

Tổng kết lại đến 1975, tỉnh đã huy động hơn một vạn lượt người trực tiếp đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế; trong đó có hàng nghìn tấm gương hy sinh dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc Lào Cai. Nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác.

 Về công tác phát triển Đảng được Đảng bộ quan tâm, đầu năm 1965 toàn tỉnh có 4.446 đảng viên, năm 1966 có 5.387 đảng viên, năm 1971 có 7.335 đảng viên. Từ năm 1971 đến năm 1975, thực hiện Nghị quyết số 195-NQ/TW ngày 6/3/1970 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 192-CT/TW ngày 26/10/1971 của Ban Bí thư, công tác kết nạp đảng viên mới được chú trọng nhiều tới chất lượng, đồng thời thực hiện đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng, nên đến năm 1975 toàn tỉnh còn 7.004 đảng viên.

9. Lào Cai trong thời kỳ tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976-1990)

9.1. Thành lập tỉnh Hoàng Liên Sơn

Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, cách mạng nước ta chuyển sang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa V đã ra Nghị quyết hợp nhất một số tỉnh, trong đó tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai hợp nhất thành một tỉnh, lấy tên Hoàng Liên Sơn. Ngày 16/2/1976, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hoàng Liên Sơn chính thức đi vào hoạt động. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Hoàng Liên Sơn gồm 37 đồng chí. Toàn tỉnh có 20 huyện, thị, 54 ty, ban, ngành. Tờ báo Hoàng Liên Sơn - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh được xuất bản ngay trong ngày đầu tiên tỉnh Hoàng Liên Sơn đi vào hoạt động. Xuất phát từ điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất và vị trí quan trọng, lãnh đạo tỉnh thống nhất đề xuất và được chuẩn y thị xã Lào Cai là tỉnh lỵ của tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Khi mới hợp nhất, tỉnh Hoàng Liên Sơn có dân số là 688.250 người gồm hơn 30 dân tộc cư trú tại 16 huyện và 4 thị xã, trong đó có 8 huyện vùng cao. Tỉnh Hoàng Liên Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là thế mạnh về khoáng sản, tài nguyên, điện năng, du lịch,… tuy nhiên với địa bàn tỉnh mới, địa dư rộng, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là ở địa bàn vùng cao còn nhiều bất cập, đây là những khó khăn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp đúng đắn phù hợp để từng bước đưa tỉnh đi lên.

Để kịp thời định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ ngày 9 đến 19/11/1976 Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I (tính liên tục là lần thứ VI). Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thắng lợi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Sau khi hợp nhất 3 tỉnh, tỉnh Hoàng Liên Sơn từng bước ổn định bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Đại hội được tiến hành theo 2 vòng: Vòng 1: Tiến hành từ ngày 9 đến 19/11/1976, Dự Đại hội có 500 đại biểu chính thức và 41 đại biểu dự khuyết. Vòng 2: Tiến hành từ ngày 14 đến ngày 24/4/1977, tại thị xã Lào Cai. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 39 đồng chí, trong đó có 35 ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết, đồng chí Nguyễn Ngọc Cừ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội đã đánh giá tình hình mọi mặt qua một năm hợp nhất. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, trong 3 năm đầu (1976-1979) nền kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến, sản lượng lương thực tăng 5,5% năm, đã khai hoang được 262 ha ruộng, trồng mới 729 ha cây công nghiệp, vận động định canh, định cư, xây dựng mới được 35 hợp tác xã và 1.177 hộ nông dân, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,7%/năm. Vốn xây dựng cơ bản tăng từ 10,5% đến 40%. Sự nghiệp văn hóa xã hội cũng có bước tiến mới, nhiều trường học, trạm xá ở cơ sở được xây dựng mới. Số học sinh các cấp học từ 135.600 học sinh năm 1976 lên 159.432 học sinh năm 1978. Trong thời kỳ này tỉnh đặc biệt chú trọng, củng cố vùng cao biên giới, đồng thời tăng cường công tác quản lý kinh tế, cải tiến công tác lưu thông, phân phối, đẩy mạnh hoạt động tài chính, ngân hàng, giá cả, hướng vào phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống Nhân dân, nhờ sự chỉ đạo tích cực của Đảng bộ tỉnh, đời sống Nhân dân đã được cải thiện rõ nét, bộ mặt nông thôn có bước đổi mới quan trọng.

9.2. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979:

Giữa lúc toàn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Hoàng Liên Sơn thi đua sản xuất, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ I, thì tình hình an ninh biên giới phía Bắc Tổ quốc có nhiều diễn biến phức tạp, các vụ xâm lấn trái phép, kích động lôi kéo người Hoa về nước, gây hoang mang trong nhân dân và đình trệ sản xuất ở khu vực biên giới.

Tháng 2/1978, Tỉnh uỷ quyết định chuyển địa điểm tỉnh lỵ Hoàng Liên Sơn về thị xã Yên Bái. Nhằm đối phó với những âm mưu xâm lược, ngày 13/7/1978 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã mở Hội nghị “Pháo đài tỉnh”, xây dựng các huyện, thị trở thành pháo đài kiên cố, xây dựng ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc. Các huyện, thị biên giới đã tích cực xây dựng và thực hiện các phương án để bảo vệ biên giới. Ngày 17/2/1979, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra. Cùng với cả nước, quân và dân các dân tộc Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng nơi biên cương của Tổ quốc. Đã có nhiều cá nhân, đơn vị, lực lượng vũ trang được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có ý nghĩa lịch sử to lớn, là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

9.3. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân (1979-1990)

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc kết thúc, Nhân dân Hoàng Liên Sơn bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đây là thời kỳ có nhiều khó khăn thử thách. Song với sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và được sự chi viện của Trung ương và các tỉnh, cùng với sự quyết tâm khắc phục khó khăn của toàn Đảng, toàn dân, tỉnh Hoàng Liên Sơn đã có chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Ngày 28/2/1979, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị 14 về “Tình hình và nhiệm vụ trước mắt”. Chỉ thị chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt là ổn định đời sống Nhân dân khu vực biên giới. Thực hiện chỉ thị, các hộ gia đình khu vực biên giới được cấp lương thực, cán bộ, công nhân được cấp trước tiền lương để ổn định cuộc sống và tập trung vào sản xuất. Các hợp tác xã nông nghiệp tập trung vào ổn định tổ chức sản xuất. Công tác  giáo dục được chú trọng. Nhờ những nỗ lực, cố gắng khắc phục hậu quả cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, chỉ sau một năm, tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân khu vực biên giới Lào Cai cơ bản được ổn định.

Từ ngày 22 đến ngày 24/9/1980, tại thị xã Yên Bái, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II (tính liên tục là lần thứ VII) được tổ chức. Đại hội diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc vừa xảy ra, toàn tỉnh ra sức xây dựng tuyến phòng thủ biên giới đủ mạnh, vững chắc thế trận chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Nền kinh tế đất nước gặp khó khăn, lạm phát gia tăng, sản xuất trì trệ, phân phối lưu thông rối ren, giá cả hàng hóa tăng vọt. Trên tuyến biên giới phía Bắc, trong đó có tỉnh Lào Cai chịu tác động nặng nề của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, làm cho đời sống của một bộ phận Nhân dân gặp khó khăn. Dự Đại hội có 342 đại biểu, trong đó 322 đại biểu chính thức và 20 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã bầu 45 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa II (43 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết), đồng chí Dương Việt Tiến được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ chung của Đảng bộ đến năm 1982 là: Phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, khai thác và sử dụng tốt tài nguyên, lao động, đất, rừng, các điều kiện sẵn có, động viên mọi lực lượng ra sức đẩy mạnh sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, giữ vững an ninh trật tự địa phương, bảo đảm tốt đời sống nhân dân, tích cực xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể.

Đại hội đại biểu lần thứ III (tính liên tục là lần thứ VIII) tiến hành 2 vòng tại thị xã Yên Bái: Vòng 1 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 13/1/1982. Dự Đại hội có 326 đại biểu chính thức, 18 đại biểu dự khuyết. Vòng 2 tiến hành từ ngày 26 đến ngày 28/1/1983: Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới gồm 45 đồng chí (trong đó có 2 đồng chí ủy viên dự khuyết), đồng chí Hà Thiết Hùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh toàn tỉnh đang tiến hành khắc phục hậu quả của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và thực hiện khoán sản phẩm bước đầu đến tay người lao động theo Nghị quyết 100 của Ban Bí thư (1981). Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã ra Nghị quyết số 02 về lãnh đạo cải tiến công tác khoán sản phẩm trong nông nghiệp, tỉnh đã bố trí sắp xếp cho hàng chục vạn người dân biên giới trở lại ổn định cuộc sống và sản xuất sau chiến tranh và đang phấn đấu để tự cân đối nhu cầu về lương thực. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05 về đẩy mạnh phát triển sản xuất và thâm canh trong nông nghiệp, tăng cường quản lý, cải tạo và sử dụng hợp lý đất đai nông nghiệp. Nhờ những chủ trương và biện pháp đúng đắn, sản xuất nông nghiệp (lĩnh vực hàng đầu của tỉnh) có bước phát triển quan trọng, năm 1981 năng suất nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân 5,5 tạ/ha. Năm 1985 sản lượng lương thực của tỉnh đạt 269 ngàn tấn, vượt 8% kế hoạch Trung ương giao, bình quân lương thực đầu người đạt 320 kg/năm, tăng trên 2% so với năm 1984. Chăn nuôi đàn trâu, bò, lợn tăng bình quân từ 5%-15% năm. Về sản xuất công nghiệp, một số cơ sở công nghiệp mới được xây dựng, nhằm hướng vào khai thác các thế mạnh, gắn công nghệp với nông nghiệp theo các vùng. Các mặt khác của tỉnh đều được chú trọng và phát triển.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ IV (tính liên tục là lần thứ IX) diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/10/1986 tại thị xã Yên Bái. Tham dự Đại hội có 372 đại biểu đại diện cho gần 3 vạn đảng viên trong tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 58 đồng chí. Đồng chí Hà Thiết Hùng được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đứng trước yêu cầu về đổi mới toàn diện để vượt qua những khó khăn về kinh tế - xã hội. Toàn Đảng, toàn dân đang tích cực tham gia vào Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.

Nghị quyết Đại hội IV của Đảng bộ tỉnh đã thể hiện được tinh thần hội nghị của Bộ Chính trị tháng 8/1986 và tư tưởng chỉ đạo trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội VI của Đảng vận dụng vào tình hình cụ thể của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới trên mọi lĩnh vực. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là hai nghị quyết quan trọng đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, do đó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống người dân, tạo ra những chuyển biến mới có tính đột phá trong nông nghiệp, nông thôn và sản xuất lưu thông.

Nhờ vận dụng đúng những nội dung đổi mới bước đầu của Đảng, năm 1986-1990 sản xuất nông, công nghiệp và đời sống Nhân dân trong tỉnh có những bước phát triển vượt bậc. Năng suất lúa đã được nâng từ 55tạ/ha lên 59,5 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đã tăng từ 269 ngàn tấn (năm 1985) lên 282 ngàn tấn (năm 1990). Sản lượng hoa màu, cùng công nghiệp, chăn nuôi đều tăng vượt bậc. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, các ngành nghề thủ công phát triển tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 3 lần năm 1985. Về xã hội, tỉnh đã tập trung vào giải quyết các khó khăn trong đời sống của Nhân dân, nhất là đối với biên giới, vùng cao, tập trung cố gắng phục vụ đời sống cho các lực lượng vũ trang và cán bộ, công nhân, viên chức; sự nghiệp giáo dục duy trì và phát triển; mạng lưới y tế cụm cơ sở cũng được đầu tư nâng cấp, công tác tôn giáo, dân tộc đã được chú trọng quan tâm...  Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, ngày 18/4/1979 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn ra Chỉ thị 13 về tăng cường công tác giữ gìn trật tự an ninh, sẵn sàng đối phó với âm mưu của các thế lực thù địch; ngày 21/4/1981 Tỉnh ủy ban hành Nghị Quyết số 08 về xây dựng huyện, thị thành pháo đài quân sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện các chỉ thị của Tỉnh ủy, các lực lượng vũ trang, bán vũ trang, tự vệ được củng cố, tăng số lượng và trang thiết bị vũ khí. Hàng ngàn cán bộ được điều động tăng cường cho các xã tuyến I, công tác xây dựng phòng tuyến chiến đấu được đẩy mạnh. Cuộc vận động xây dựng huyện, thị xã thành pháo đài vững mạnh toàn diện được phát động sôi nổi. Các xã giáp biên đã thực hiện kiện toàn bộ máy lãnh đạo mới; đẩy mạnh công tác xây dựng phòng tuyến bảo vệ biên giới.

10. Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo công cuộc đổi mới (1991 - 2021)

10.1. Tái lập tỉnh Lào Cai và các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII) kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991 về điều chỉnh địa giới một số tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, tỉnh Hoàng Liên Sơn được chia thành hai tỉnh: Tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai. Ngày 30/8/1991 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về chỉ đạo việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tỉnh Lào Cai chính thức hoạt động trở lại từ ngày 1/10/1991.

Khi tái lập, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 8.044 km2; Dân số có 582.000 người bao gồm 27 dân tộc; đơn vị hành chính của tỉnh gồm 8 huyện (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên), 2 thị xã (Lào Cai, Cam Đường), với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh lỵ là thị xã Lào Cai. Trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố hệ thống chính trị, tháng 8/2000 Trung ương đã ban hành Nghị định tách huyện Bắc Hà thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, tháng 1/2002 sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai, tháng 1/2004 Trung ương quyết định chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu. Tháng 11/2004 Chính phủ ra Nghị định công nhận thị xã Lào Cai là thành phố Lào Cai (thành phố loại III), tháng 10/2014 thành phố Lào Cai được Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Lào Cai.

Như vậy, từ tháng 11/2004, tỉnh Lào Cai có 8 huyện và 1 thành phố (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai); từ năm 2020 có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố (bao gồm huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai; thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai); 152 xã, phường, thị trấn; diện tích 6.383,89 km2. Dân số toàn tỉnh theo thống kê đến hết năm 2020 là 746.355 người, gồm 25 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Những ngày đầu mới tái lập tỉnh, khó khăn, thách thức bộn bề bởi hậu quả của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Lúc đó Lào Cai nằm trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh mới đạt 36 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 680.000 đồng/năm, 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia; 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54/180 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm; cơ sở hạ tầng và công nghiệp gần như bị tàn phá hoàn toàn bởi chiến tranh; thị xã tỉnh lỵ là vùng hoang tàn đổ nát và đầy rẫy vật cản, bom mìn. Văn hóa, xã hội đều bị thụt lùi sau chiến tranh biên giới với 14 xã trắng về giáo dục, gần 55% hộ dân thuộc diện đói, nghèo; 36 xã chưa có trạm y tế; nhiều xã, phường, thị trấn chưa được phủ sóng phát thanh và truyền hình; nhiều hủ tục còn nặng nề, trên 30% cán bộ xã không biết chữ; 451/1.711 thôn, bản (chiếm 26,35%) chưa có đảng viên; tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, khó lường, quan hệ đối ngoại gần như chưa có gì, hai bên vẫn đóng cửa biên giới,... Song, với tinh thần đoàn kết thống nhất, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều quyết sách táo bạo, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bứt phá về sau.

Trước yêu cầu tái thiết, xây dựng và phát triển, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/1/1992, tại thị xã Cam Đường. Dự Đại hội có 15 đoàn đại biểu của 14 đảng bộ trực thuộc với 130 đại biểu. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 41 đồng chí, đồng chí Tráng A Pao được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội diễn ra trong bối cảnh Lào Cai mới được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Công cuộc đổi mới đất nước bước đầu đã có sự khởi sắc, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô xụp đổ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục củng cố đường lối đổi mới toàn diện. 

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định: “Tập trung khôi phục và nâng cấp kết cấu hạ tầng, coi đây là một  mục tiêu trọng yếu để tạo đà vững chắc cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những giai đoạn tiếp theo”; Giai đoạn 1991 - 1995, Lào Cai đã đầu tư trên 250 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế các ngành mũi nhọn như sản xuất công nghiệp khai thác, chế biến khoảng sản, nông lâm sản... Nhờ vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế ở địa phương, tỉnh Lào Cai bước đầu có sự tăng trưởng về kinh tế, giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%/năm đã thể hiện bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XI tiến hành từ ngày 2 đến ngày 4/5/1996, tại thị xã Lào Cai. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã bước ra khỏi khó khăn về kinh tế do đường lối đổi mới tác động. Mỹ đã bỏ cấm vận và trở lại quan hệ bình thường với Việt Nam. Việt Nam gia nhập ASEAN. Công cuộc đổi mới của cả nước đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước đã bước ra khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn một số mặt phát triển chưa vững chắc. Cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 47 đồng chí, đồng chí Tráng A Pao tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội đề ra Nghị quyết xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung khôi phục và nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá bỏ tình trạng sản xuất độc canh, phân tán, tự nhiên, tự cung tự cấp,…

Giai đoạn này, nền kinh tế tỉnh Lào Cai được khôi phục và phát triển theo diện rộng, tập trung chủ yếu vào các ngành truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp khai thác, dịch vụ thương mại và tăng trưởng khá nhanh, liên tục cả về quy mô và tốc độ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Nông nghiệp có bước chuyển biến đáng kể, giảm dần tính tự cung, tự cấp, đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá; giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng 8,11%. Kinh tế công nghiệp có bước phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,37%/năm. Tổng giá trị ngành thương mại, du lịch và dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân 9,19%năm; kinh tế dịch vụ đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế phát triển.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII tiến hành từ ngày 26 đến ngày 29/12/2000, tại thị xã Lào Cai. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Dự Đại hội có 262 đại biểu. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 45 đồng chí, đồng chí Giàng Seo Phử được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, xác định rõ lĩnh vực, ngành, công nghiệp mũi nhọn của cả thời kỳ và từng giai đoạn.

Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, thông qua việc thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình, đề án, kinh tế Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, quy mô GDP tăng nhanh; năm 2005 đạt 1.634,900 đồng, gấp 6,4 lần năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,9%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.176 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 9,51%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 728 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 14,1%. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ bình quân tăng hằng năm 17,2%.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII tiến hành từ ngày 18 đến ngày 21/12/2005, tại thành phố Lào Cai. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước ta trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, 15 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Dự Đại hội có 297 đại biểu. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ  khóa mới gồm 47 đồng chí, đồng chí Bùi Quang Vinh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Kết quả giai đoạn 2005-2010 tiềm năng, thế mạnh của tỉnh được khai thác có hiệu quả, tăng trưởng kinh tế nhanh. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện. Giá trị sản xuất toàn ngành 5 năm bình quân tăng 7,08%. Sản xuất công nghiệp là khâu “đột phá”, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hằng năm tăng 27,6%; năm 2010 giá trị sản xuất đạt 2.224 tỷ đồng. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch là “mũi nhọn”, thương mại phát triển, tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân 28,4%/năm; năm 2010 kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 800 triệu USD, tăng 8,6% so với năm 2005; du lịch phát triển với nhiều loại hình, năm 2010 tổng lượt du khách đạt 820 nghìn người, tăng 64% so với năm 2005.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV tiến hành từ ngày 26 đến ngày 28/10/2010, tại thành phố Lào Cai. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước ta trải qua 25 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001-2010) và sau gần 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đang cùng nhân dân cả nước nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Dự Đại hội có 350 đại biểu. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 55 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Vạn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Kết quả đến năm 2015, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bình quân đạt 14,1%/năm, đứng thứ 2 trong 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 84,3%. Công nghiệp phát triển có bước đột phá, tăng 22,6%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6%/năm. Thương mại nội địa phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1%/năm. Khu kinh tế cửa khẩu hoạt động sôi động, khẳng định vị trí “mũi nhọn”. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt  2,2 tỷ USD, tăng 21,7%/năm. Du lịch tăng nhanh, lượng khách đến Lào Cai hằng năm tăng bình quân trên 20%; tỉnh Lào Cai giai đoạn này được đánh giá là “điểm sáng về phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại vùng Tây Bắc”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tiến hành từ ngày 22 đến ngày 24/9/2015, tại thành phố Lào Cai. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang hăng hái thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm (2010 - 2015) lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đại hội cũng diễn ra đúng vào ngày này cách đây 57 năm Bác Hồ kính yêu đã lên thăm tỉnh Lào Cai và nhiều hoạt động của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai hướng tới chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh. Dự Đại hội có 345 đại biểu. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 51 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 2020 trong bối cảnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành năm 2020 tăng trưởng âm, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,31%, bình quân 5 năm đạt 9,08%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ 15,4% xuống còn 12,2%; tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng từ 42,58% lên 45,3%, dịch vụ từ 42,02% lên 42,5%; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với lượt khách bình quân tăng 13,85%/năm, với những kết quả đạt được, Đảng bộ tỉnh Lào Cai quyết tâm đưa Lào Cai tiếp tục là tỉnh phát triển của vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI tiến hành từ ngày 14 đến ngày 16/10/2020, tại thành phố Lào Cai. Đại hội diễn ra vào thời điểm thiêng liêng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kỷ niệm 62 năm Ngày Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2020), gần 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2020), tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ V, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Dự Đại hội có 348 đại biểu chính thức đến từ 14 đảng bộ trực thuộc, đại diện cho trên 49.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 50 đồng chí, đồng chí Đặng Xuân Phong được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Trong giai đoạn này, Tỉnh ủy Lào Cai đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, XIV, XV và XVI (nhiệm kỳ Đại hội XII, XIII: 7 chương trình công tác trọng tâm toàn khóa với 29 đề án, kế hoạch và nghị quyết chuyên đề; nhiệm kỳ Đại hội XIV: 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm; nhiệm kỳ Đại hội XV: 4 chương trình, 19 đề án trọng tâm), trong đó tập trung thực hiện các chương trình công tác trọng tâm, đề án, nghị quyết chuyên đề cho từng ngành, lĩnh vực bảo đảm phù hợp với thực tiễn địa phương, do vậy Lào Cai bước vào giai đoạn phát triển bứt phá trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tại Đại hội XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng bằng 18 đề án trọng tâm cùng với 24 mục tiêu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp và 2 lĩnh vực đột phá để thực hiện đến năm 2025.

10.2. Thành tựu đạt được qua 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển tỉnh Lào Cai

Chặng đường 10 năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) là thời kỳ Lào Cai phải đối diện với bao thử thách, là giai đoạn tập trung khắc phục khó khăn và định hình hướng đi để xây dựng và kiến thiết quê hương. Công việc ưu tiên trước mắt đó là Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo việc sắp xếp ổn định dân cư, ổn định hoạt động của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; sản xuất lương thực, dồn lực cho nông thôn vùng cao nhằm cải thiện đời sống Nhân dân, xóa đói, giảm nghèo; đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển giáo dục. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, nhận diện đúng tình hình, xác định hướng đi đúng đắn, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo đề ra các giải pháp phù hợp, do đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Năm 2000 so với năm 1991: Quy mô GRDP gấp 2,1 lần; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh gấp hơn 11 lần; thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3 lần; giảm được 2/3 hộ đói, nghèo. Kết cấu hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, trường lớp học và cơ sở y tế, đã xóa xã trắng về y tế, tỷ lệ người biết chữ ở Lào Cai từ 15 tuổi trở lên tăng gấp 3 lần; 108 xã, phường, thị trấn được phủ sóng truyền hình; 98 xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh; xoá được 219 thôn, bản trắng đảng viên; nhiều chính sách mới về công tác cán bộ được thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực. Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được khai thông và đi vào hoạt động. Những kết quả đó đã giúp Lào Cai xây dựng được thị xã tỉnh lỵ, ổn định được dân cư, tiếp tục xác định được hướng đi vững chắc cho sự phát triển của tỉnh sau này.

Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI (2001-2010), Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế, tập trung khơi thông điểm nghẽn, tạo tiền đề cho sự phát triển bứt phá trên nhiều lĩnh vực. Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, tỉnh đã chủ động đề xuất với Trung ương cho phép thực hiện cơ chế đặc thù thay vì đề xuất cấp ngân sách cho địa phương. Với cách làm đó, Lào Cai đã có được nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển; nhiều quyết sách mới, sáng tạo được triển khai: Các chương trình, đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chiến lược “dời đô”, mở rộng không gian phát triển của thành phố Lào Cai về phía Nam, dành toàn bộ khu hành chính cũ cho phát triển kinh tế cửa khẩu; quy hoạch tổng thể, quy hoạch chuyên ngành, quy chế quản lý đô thị, du lịch được các chuyên gia, tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế thực hiện; hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai; hợp tác chiến lược với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được ký kết; chủ trương “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển” được hình thành. Với tầm nhìn chiến lược, quyết sách đúng đắn, Lào Cai đã từng bước biến tiềm năng thành lợi thế, biến thách thức thành cơ hội và đã có bước phát triển nhanh chóng, toàn diện so với 10 năm đầu mới tái lập.

Năm 2010 so với năm 2000: Quy mô GRDP gấp 3,6 lần; thu nhập bình quân đầu người gấp 3,3 lần, giá trị sản xuất công nghiệp gấp 7 lần, giá trị dịch vụ gấp 3 lần, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh gấp 4,9 lần (đạt 4.540 tỷ đồng), giảm được 3/4 số hộ nghèo (theo tiêu chí mới), hoàn thành các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục, hoàn chỉnh hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, đối ngoại được mở rộng đi vào chiều sâu.

10 năm trở lại đây (2011-2021) là chặng đường Lào Cai nâng tầm vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh và bền vững. Đảng bộ tỉnh lấy chủ trương đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu; phát triển dịch vụ, du lịch là mũi nhọn; tập trung ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cũng như cơ hội của tỉnh; tranh thủ tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vốn ngoài ngân sách nhà nước. Nhiều công trình, dự án, quy hoạch lớn, quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng (như: Các nhà máy chế biến đồng, sắt, phân bón, hóa chất, thủy điện, dịch vụ cửa khẩu, du lịch; các dự án khu hành chính mới của tỉnh, thành phố và một số huyện, các khu đô thị mới; đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, khu du lịch quốc gia Sa Pa, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, bệnh viện chuyên khoa, đa khoa cấp tỉnh, các thiết chế văn hóa, thể thao; các quy hoạch mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu, Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, thành phố đô thị loại II, thị xã Sa Pa, Cảng hàng không Sa Pa…); nhiều mô hình mới là điểm sáng của cả nước như: Mô hình Tổ Tuyên vận, mô hình Ban quản lý dự án ODA… nhờ đó đã đem lại những thành tựu vượt bậc trên các lĩnh vực.

Năm 2020 so với năm 2010: Quy mô GRDP gấp 2,4 lần; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gấp 2,1 lần, thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 2 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%; 100% số thôn, bản có chi bộ… đưa tỉnh Lào Cai thành một trong những tỉnh phát triển nhất của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; việc tổ chức học tập lý luận chính trị, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết của Tỉnh ủy và các cấp ủy trong tỉnh được coi trọng, các cấp ủy đã xác định đây là khâu then chốt, đột phá và là cơ sở để tiến hành các khâu khác để công tác tư tưởng đạt kết quả; công tác xây dựng Đảng về tổ chức có bước phát triển vững chắc, số thôn, bản trắng đảng viên giảm mạnh, từ 232 thôn (chiếm 13,5% năm 2000) xuống còn 4 thôn (chiếm 0,03% năm 2010), đến tháng 6/2015 tỉnh Lào Cai 100% chi bộ thôn có đảng viên. Năm 1992, tỉnh Lào Cai có 11.463 đảng viên, đến năm 2010 có 634 tổ chức cơ sở đảng và 2.427 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 29.991 đảng viên (số lượng đảng viên tăng 261% so với năm 1992); năm 2020 toàn Đảng bộ có 615 tổ chức cơ sở đảng và 2.888 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 50.542 đảng viên (số lượng đảng viên tăng 440% so với năm 1992). Đây chính là sự quyết tâm của toàn Đảng bộ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong công tác phát triển đảng viên; với những quyết sách đúng đắn, sáng tạo trong tất các lĩnh vực đã đưa tỉnh Lào Cai từ một tỉnh nghèo nhất của cả nước trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Bắc.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ cùng tinh thần đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực vươn lên của cả hệ thống chính trị, Lào Cai đã có bước chuyển mình nhanh chóng. Từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, sau 30 năm tái lập, Lào Cai đã vươn lên trở thành tỉnh đứng tốp đầu trong các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 1991 - 2020 đạt 10,4%/năm. So với năm 1991, quy mô GRDP gấp hơn 18 lần, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gấp 252 lần, thu nhập bình quân đầu người gấp trên 100 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giáo dục, y tế đều có bước phát triển vượt bậc, nếu như ngày đầu tái lập, 60% số trẻ em trong độ tuổi chưa được đến trường, thì đến năm 2000 Lào Cai đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, năm 2007 phổ cập giáo dục trung học cơ sở, năm 2013 phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Mạng lưới trường lớp được rà soát, sắp xếp theo hướng thực chất, cơ bản đã xóa được nhà lớp học tạm; hệ thống nhà ở nội trú, bán trú, nhà ở cho giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân đạt kết quả toàn diện, đạt tỷ lệ 11,2 bác sĩ/vạn dân; 9 bệnh viện tuyến huyện, 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 3 bệnh viện tuyến tỉnh và 1 bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 700 giường bệnh. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh từ 54,8% (1991) xuống còn 8,46% (2020 theo tiêu chí mới), đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, đến nay tỉnh Lào Cai có 61/127 xã (tính đến hết năm 2021) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đặc biệt, tỉnh đã có 2 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới 2020); 156 thôn được công nhận là thôn nông thôn mới, 173 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu. Diện mạo và chất lượng sống nhiều vùng nông thôn của Lào Cai được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống nông dân được cải thiện, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, 100% xã, thôn, bản có đường giao thông kiên cố và điện lưới quốc gia; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; cơ bản các hộ đã xóa được nhà tạm; mạng lưới đô thị đã có sự phát triển nhanh chóng, từ hoang tàn đổ nát, vành đai trắng, đến nay đã có 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn được xếp thứ hạng cao của cả nước, là tỉnh đầu tiên công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI).

Giai đoạn 1991- 2021, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã phát triển vượt bậc về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều đạt được những kết quả quan trọng. Những đổi mới mạnh mẽ trong công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động đã và đang tạo ra sự thống nhất cao về ý chí và hành động. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được thực hiện nghiêm túc. Bộ máy từ tỉnh đến cơ sở được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, công tác cán bộ được sử dụng hợp lý, hiệu quả; đóng góp nhiều cán bộ cấp cao cho các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Xây dựng chính quyền các cấp ngày càng vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả. Sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ được phát huy, quyền làm chủ của Nhân dân được bảo đảm. Với những thành quả đạt được đã minh chứng một Lào Cai luôn sáng tạo, thể hiện khát vọng vươn lên trên mỗi chặng đường phát triển với tư duy nghĩ lớn hơn, nhìn xa hơn, rộng hơn để đưa tỉnh phát triển vững chắc hơn. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới, sáng tạo, trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

10.3 Một số kinh nghiệm rút ra sau 30 năm tái lập tỉnh

Nhìn lại chặng đường 30 năm tái lập tỉnh, đổi mới và phát triển của tỉnh Lào Cai, Đảng bộ tỉnh Lào Cai rút ra những bài học kinh nghiệm quý trong hành trình trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

Một là, nhận định đúng tình hình, xác định hướng đi phù hợp, đặt ra các mục tiêu với khát vọng lớn, tập trung nỗ lực lãnh đạo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định để khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Qua 30 năm đổi mới và phát triển, ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng bộ tỉnh Lào Cai luôn nhận diện chính xác tình hình, đề ra chủ trương, quyết sách phù hợp. Tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các khóa luôn thể hiện sự trăn trở, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai, nhất là ở những thời điểm khó khăn, có ý nghĩa quyết định. Những quyết sách lớn đó là việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh, với chiến lược “dời đô” để tạo không gian phát triển cho khu thương mại - dịch vụ; xây dựng khu kinh tế cửa khẩu có quy mô rộng lớn; triển khai dự án đường cao tốc kết nối hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng; quy hoạch và đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp, gắn với chế biến sâu; lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn; ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa, khu vực biên giới, nông thôn,… Những thành tựu nổi bật trên đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Lào Cai có tính chất quyết định, dẫn dắt toàn bộ quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong dòng chảy chung của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Hai là, đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường về sau.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn coi trọng phương châm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, biến tiềm năng thành thế mạnh, biến thách thức thành cơ hội để phát triển. Đẩy mạnh việc phát huy nội lực từ bên trong, như tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng; khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khát vọng vì một Lào Cai phát triển,… Bên cạnh đó, việc tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước là nguồn lực quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng cho phát triển. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua mỗi nhiệm kỳ luôn biết kế thừa những thành tưu đã đạt được và coi trọng sự sáng tạo, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Ba là, quan tâm, chăm lo đến công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Bố trí cán bộ đúng người, đúng việc, sử dụng hiệu quả, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong suốt chặng đường 30 năm tái lập, Đảng bộ tỉnh Lào Cai luôn xác định để có đổi mới sáng tạo thì phải có những con người dám đổi mới sáng tạo. Từ đó, tỉnh lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ để đào tạo, luân chuyển, đào tạo trở thành những cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”; có bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm thực tiễn, cùng với tầm nhìn chiến lược và luôn khao khát cống hiến, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì một Lào Cai phát triển toàn diện và bền vững.

Bốn là, phát huy truyền thống đoàn kết của Đảng bộ, sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh là yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ khi lên thăm tỉnh Lào Cai (ngày 23 - 24/9/1958), các dân tộc đều phải biết đoàn kết chặt chẽ, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt,… Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn giữ gìn, phát huy truyền thống ấy qua từng năm tháng. Trong 30 năm tái lập và phát triển, một lần nữa truyền thống đoàn kết ấy lại được phát huy cao độ; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ và quần chúng Nhân dân tỉnh Lào Cai luôn quan tâm, động viên, chia ngọt, sẻ bùi trong muôn vàn khó khăn của thời kỳ mới tái lập. Đặc biệt là 25 dân tộc anh em trong tỉnh luôn đồng thuận, đồng sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng quê hương Lào Cai phát triển giàu đẹp.

Năm là, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên để hiện thực hóa tầm nhìn Lào Cai trên mỗi chặng đường phát triển.

Đảng bộ tỉnh Lào Cai xác định công tác tư tưởng phải đi trước, mở đường, tạo sự đồng thuận, nhất trí, trên dưới một lòng hướng về mảnh đất “phên dậu” của Tổ quốc, làm cho mảnh đất ấy hồi sinh bằng chính ý chí, khát vọng cống hiến của mỗi con người Lào Cai. Chủ trương ấy của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được hiện thực hóa sinh động bằng các chính sách, chương trình, kế hoạch, nghị quyết, đề án cụ thể, nhằm khơi thông tư tưởng, thúc đẩy sự sáng tạo với phương châm “không gì là không thể”, “khó khăn ở đâu, tháo gỡ ở đó”. Sau 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tỉnh Lào Cai đã có được một diện mạo mới với tiềm lực, vị thế và uy tín xứng đáng, trở thành vùng động lực phát triển, trung tâm kết nối vùng và cả nước.

Kỳ cuối: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 75 NĂM ĐẢNG BỘ TỈNH...

                                                                                                                     

Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY LÀO CAI
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập