image banner
Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2021
Lượt xem: 181
Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

 

Dự hội nghị có các đồng chí thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với các huyện, thành phố, thị xã.

Quang cảnh phiên họp.

Báo cáo của UBND tỉnh tại phiên họp chỉ rõ: Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục tạo áp lực đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh như hoạt động xuất - nhập khẩu bị hạn chế do triển khai các biện pháp chống dịch tại cửa khẩu, biên giới; du lịch tiếp tục “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch - dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; việc triển khai một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh có độ trễ…

Tuy nhiên, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản phòng, chống dịch Covid -19 gắn với phương án phục hồi, phát triển kinh tế; các cấp, các ngành đã

Phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 tập trung đánh giá một số nội dung:

-Tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh;

-Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10 tháng năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ và giải ngân hết kế hoạch vốn giao;

-Tiến độ, kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, giải pháp thực hiện để đạt dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021;

-Tiến độ, kết quả triển khai thực hiện 16 phân cấp, 16 đổi mới.

chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh; cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, duy trì sản xuất, kinh doanh, nhờ đó kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 10/2021 cơ bản ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, góp phần ổn định đời sống Nhân dân khu vực nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế (nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch như tổng sản lượng lương thực có hạt, tổng đàn gia cầm, diện tích nuôi thuỷ sản…). Sản xuất công nghiệp duy trì ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 86% kế hoạch. Giá trị xuất - nhập khẩu tăng, có những tín hiệu phục hồi trở lại, tăng 27,3% so với tháng 9/2021. Các ngành dịch vụ đang từng bước phục hồi, thích ứng với trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 59% kế hoạch. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, không để xảy ra trường hợp dương tính với Covid-19 trong cộng đồng. Giáo dục được quan tâm, chú trọng. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm, đẩy mạnh. Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đời sống Nhân dân được đảm bảo. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai hiệu quả.

Tại phiên họp, lãnh đạo địa phương đã phát biểu, phân tích những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đề xuất kiến nghị với tỉnh về một số nội dung: Phân cấp bảo trì tỉnh lộ cho các địa phương quản lý; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; quản lý hệ thống y tế cấp huyện; bố trí nguồn vắc xin phòng Covid-19 để triển khai tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi; nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới…

Trên cơ sở những nội dung đề cập trong báo cáo của UBND tỉnh và đề xuất, kiến nghị của các địa phương, lãnh đạo các sở, ngành đã phát biểu làm rõ. Đối với công tác phòng, chống dịch Covid -19, Giám đốc Sở Y tế Hoàng Quốc Hương đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác kiểm soát y tế, xác định rõ cấp độ dịch. “Hiện, vắc xin phòng Covid-19 được phân bổ vẫn còn, nên các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm mũi 2; đồng thời triển khai các điều kiện chuẩn bị để tiêm chủng vắc xin cho trẻ em”, Giám đốc Sở Y tế Hoàng Quốc Hương đề nghị.

Giám đốc Sở Y tế Hoàng Quốc Hương phát biểu tại phiên họp.

Một trong những nội dung được các địa phương quan tâm đó là giải quyết việc làm cho người lao động từ vùng dịch trở về. Về nội dung này, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đinh Thị Hưng cho biết: Ngành đã có thư ngỏ, gửi đến các địa phương, người lao động, trong đó có cả người lao động đang thực hiện cách ly tập trung để nắm bắt nhu cầu tìm việc làm. Hiện, nhu cầu về lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp đang rất lớn, do vậy ngành lao động cam kết liên hệ, giới thiệu, tìm được việc làm với thu nhập ổn định cho người lao động, nhất là người lao động trở về từ vùng dịch.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đinh Thị Hưng phát biểu tại phiên họp.

Trước những khó khăn trong việc thực hiện dự toán phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, Giám đốc Sở Tài chính Ngô Đức Ảnh đã phân tích kỹ những nguyên nhân, đồng thời đề nghị các địa phương và đơn vị liên quan cần tăng cường quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn ngân sách tập trung, chương trình mục tiêu; chủ động đấu giá đất.

Ngoài ra, các nội dung liên quan đến mở cửa, phục hồi du lịch; in ấn tài liệu địa phương phục vụ dạy và học trong nhà trường; nối lại hoạt động vận tải; đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa; xoá nhà tạm; giải quyết tình trạng làm nhà ở trên đất nông nghiệp… cũng được làm rõ tại phiên họp.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu kết luận phiên họp.

Kết luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các ngành, địa phương đều phải quyết tâm để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch cả năm. Muốn vậy, các ngành, địa phương phải chủ động, sáng tạo đề ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tế.

Đi vào những nhiệm vụ cụ thể, các sở, ngành cần tham mưu cho UBND tỉnh chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh thời gian tới; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Trong lĩnh vực kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn. Cùng với đó, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các ngành, địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, thuỷ điện; tích cực đổi mới, phân cấp nhưng phải phù hợp và phát huy hiệu quả.

Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, hiện đang triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid -19 phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin ngừa Covid-19, đồng thời thí điểm việc tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi. Khẩn trương triển khai kế hoạch phục hồi du lịch; quy hoạch mạng lưới trường lớp học, ín ấn sách giáo khoa; đánh giá đúng, thực chất công tác cai nghiện ma tuý; tiếp tục quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động; rà soát, đánh giá tỷ lệ hộ nghèo...

Một số kết quả phát triển kinh tế -xã hội 10 tháng năm 2021:

-Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 337.229 tấn, đạt 102,2% so với kế hoạch và 98,9% so với cùng kỳ;

- Trồng mới được 7.849,7 ha rừng, đạt 83,07% kế hoạch;

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 34.688,9 tỷ đồng, bằng 85,86% so với kế hoạch, bằng 80,3% so với kế hoạch giao thêm và tăng 12,77% so với cùng kỳ;

- Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.941 tỷ đồng, bằng 59% kế hoạch;

- Giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu đạt 3 tỷ USD (tăng 15,5% so với cùng kỳ), đạt  65,30% so với kế hoạch;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.820 tỷ đồng, bằng 93,8% dự toán Trung ương giao, bằng 71,8% kế hoạch, bằng 65% dự toán phấn đấu, bằng 123,7% so với cùng kỳ;

- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 5.726 tỷ đồng;

- Tổng liều vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận là 519.364 liều, tổng số đã tiêm 482.778 mũi;

- Giải quyết việc làm cho 10.322 lao động, đạt 76,5% kế hoạch.


Nguồn LCDDT
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập