image banner
Nhóm tác giả thầy và trò trường THPT Chuyên Lào Cai đạt giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021)
Lượt xem: 372
Tối 11/5/2022, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 16 (2020-2021). Hội thi lần này có 55 tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước gửi hồ sơ tham dự. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y, dược; giáo dục, đào tạo. Trong số 542 giải pháp được chọn tham gia hội thi toàn quốc, Ban tổ chức đã quyết định trao giải thưởng cho 84 giải pháp, bao gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 23 giải Ba và 45 giải Khuyến khích.

Giải pháp “Nghiên cứu, chế tạo bộ Kit thí nghiệm nhanh về Enzyme” của nhóm tác giả thầy và trò trường THPT Chuyên Lào Cai gồm TS Ngô Thanh Xuân - Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Minh Dương và ba học sinh Phạm Minh Anh, Hà Thu Hiền, Dương Yến Nhi đoạt giải Khuyến khích Hội thi. Đây là giải pháp duy nhất trong 6 giải pháp kỹ thuật đoạt giải Nhất cấp tỉnh dự thi và đoạt giải toàn quốc.

TS Ngô Thanh Xuân, người đứng thứ 5 từ trái sang phải hàng thứ Nhất đại diện nhóm tác giả nhận giải Hội thi

Qua tìm hiểu, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa môn Sinh học bậc Trung học cơ sở và bậc Trung học phổ thông, Tiến sĩ Ngô Thanh Xuân và cộng sự nhận thấy thí nghiệm enzyme amylase “Thực hành về hoạt động của enzyme trong nước bọt” và “thực hành một số thí nghiệm về enzyme” là một trong những nội dung thực hành hay, tuy nhiên vẫn còn rất ít nơi thực hiện. Một phần do thiếu trang thiết bị và hóa chất, hoặc hóa chất đã bị thay đổi tính chất; công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, thời gian phản ứng kéo dài từ 15-20 phút… Mặt khác việc dùng nước bọt của con người để làm thí nghiệm rất mất vệ sinh, mĩ quan đặc biệt là làm tăng nguy cơ truyền nhiễm các bệnh về đường hô hấp như: Cúm gia cầm, Covid-19,… Bên cạnh đó hoạt tính, nồng độ của enzyme amylase trong nước bọt thấp, phản ứng mất nhiều thời gian và hiện tượng hoá học không rõ ràng.

Nhóm tác giả đoạt giải Nhất cấp tỉnh dự thi và đoạt giải toàn quốc.

Từ những lý do nêu trên, Tiến sĩ Ngô Thanh Xuân và các cộng sự nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất bộ Kit thí nghiệm nhanh về enzyme. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thí nghiệm nhóm tác giả đã sản xuất chế phẩm enzyme amylase từ nấm mốc Aspergillus niger để thay thế enzyme amylase có trong nước bọt. Enzyme trong bộ Kít có hoạt tính cao gấp 150 lần so với enzyme có trong nước bọt, thời gian phản ứng cho kết quả chỉ cần 5 phút và kết quả rõ ràng. Bộ Kít đảm bảo tính thẩm mĩ, kỹ thuật, giá thành hợp lý, dễ sử dụng, vận chuyển, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Enzyme trong bộ Kit bền trong thời gian dài (12 tháng). Bộ Kit phục vụ các bài thí nghiệm nhanh về enzyme trong môn Sinh học.

Đây là lần đầu tiên sản xuất bộ Kit hoàn chỉnh phục vụ thực hành môn Sinh học, trong đó các hóa chất được chuẩn bị sẵn: đúng về số lượng, chính xác về nồng độ, đảm bảo về chất lượng, nhanh và rõ ràng về tốc độ phản ứng, giá thành hợp lý, tiện dụng,… . Bộ Kít này là nền tảng để thiết kế sản xuất bộ Kit cho các bài học khác trong môn Sinh học.

Thanh Lam
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập