image banner
Củng cố niềm tin của người lao động
Lượt xem: 28
Với hơn 200.000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) do DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu, Bộ LĐTB&XH đã có chỉ đạo kịp thời giải quyết các chế độ để bảo đảm quyền lợi cũng như tạo niềm tin với người tham gia BHXH.

Trong đó, không chỉ có những giải pháp trước mắt mà còn đề xuất xử lý lâu dài.

anh tin bai

Tình trạng DN chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều DN, nhiều địa phương. Nguyên tắc đóng – hưởng đã được quy định trong Luật BHXH. Khi DN nợ đóng BHXH, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, cho dù họ đã nộp cho DN. Người lao động bị nợ đóng BHXH đồng nghĩa với việc không được hưởng các chế độ, không chốt được sổ BHXH kể cả đã chuyển đến nơi khác làm việc; đến tuổi về hưu không chốt được sổ BHXH. Như vậy, người lao động bị nợ đóng BHXH đồng nghĩa với quyền lợi của họ bị “đóng băng”, cuộc sống rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến chính sách an sinh xã hội.

 Mới đây, Bộ LĐTB&XH đã có báo cáo xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trong đó có rà soát danh sách, chính sách đặc thù giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho hơn 200.000 người lao động bị nợ BHXH do DN giải thể, phá sản, bỏ trốn hoặc tái cơ cấu... Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, Bộ LĐTB&XH đã có văn bản gửi BHXH Việt Nam về việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động.

 Theo đó, giải quyết chế độ BHXH đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu, BHXH một lần, tử tuất. Một giải pháp nữa được thực hiện là xác nhận thời gian đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia tại đơn vị mới hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH. Đồng thời, Bộ LĐTB&XH đề nghị BHXH Việt Nam tăng cường thực hiện biện pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và bảo đảm chế độ cho người lao động. Với những giải pháp này, được dư luận xã hội coi là chính sách nhân văn, giúp người lao động giải quyết khó khăn, cũng như tiếp tục được tham gia BHXH để hưởng những chế độ.

 Về lâu dài, để xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, Chính phủ đã gửi Quốc hội Tờ trình số 527/TTr-CP Dự án Luật BHXH (sửa đổi) trong đó đề xuất sửa đổi bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH. Đồng thời, tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH. Cùng với đó, cơ quan BHXH có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

 Những biện pháp đề xuất của Chính phủ được coi là mạnh tay, kiên quyết xử lý nghiêm các DN chậm đóng, trốn đóng BHXH để bảo đảm quyền lợi cho người lao động tham gia hệ thống này. Với những đề xuất giải pháp trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ xử lý đúng, trúng và nhanh việc DN chậm đóng, trốn đóng BHXH. Đồng thời, qua đó, bảo đảm quyền lợi, tạo niềm tin cũng như thu hút người lao động tham gia BHXH để hệ thống chính sách an sinh xã hội được bền vững.

Nguồn: kinhtedothi.vn
Thông tin mới nhất
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập